Mua bán đất là một trong những thương vụ chuyển nhượng tài sản rất quan trọng nhằm chuyển giao tài sản có giá trị. Để thực hiện mua bán diễn ra an toàn và được bảo hộ bởi pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền lợi đầy đủ giữa các bên thì cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết giữa các bên. Giấy tờ là các loại văn bản mang tính pháp lý chịu sự chi phối tích cực bởi pháp luật và có liên quan đến tài sản đất được dùng để mua bán cũng như người bán, và nếu người mua sử dụng hình thức vay tín chấp thì vẫn phải có những loại giấy tờ hợp lệ để hợp thức hóa vay theo đúng trình tự. Dưới đây là một vài thông tin chia sẻ về những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi mua bán đất cần thiết cho quá trình mua bán của bạn đọc.
Giấy tờ đặt cọc là một chứng từ quan trọng trong giao kết mua bán đất. Được quy định rõ ràng tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Và việc đặt cọc trong trường hợp này được xem là một biện pháp đảm bảo các bên có nghĩa vụ và quyền lợi đầy đủ trong thực hiện giao kết hoặc hợp đồng và không được xem là hợp đồng chuyển nhượng, mua bán đất.
Sau khi thực hiện đặt cọc thành công giữa các bên thì sẽ tiến đến ký kết hợp đồng chuyển nhượng, mua bán đất theo các nội dung đã thỏa thuận và được thực thi ngay sau đó. Những tài sản đặt cọc được liệt kê trong giấy tờ đặt cọc khi này sẽ được xử lý theo nhiều cách khác nhau tùy vào thỏa thuận các bên như trả lại tiền cọc hoặc khấu trừ trực tiếp vào phần nghĩa vụ cần thanh toán của bên mua đối với bên bán trong giao dịch mua bán đất.
Việc đặt cọc không mang tính bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên mua bán có liên quan. Trong trường hợp cần thiết để cho việc giao dịch mua bán thêm mang tính ràng buộc và đảm bảo các bên thực hiện đúng cam kết thì việc đặt cọc và giữ giấy tờ đặt cọc và điều nên có, tránh tối đa các trường hợp bên bán không thực hiện đúng cam kết bán đất hoặc bên mua không tiếp tục mua theo giao ước vì bất kỳ một lý do nào khác, rủi ro cũng sẽ giảm xuống và thúc đẩy quá trình mua bán diễn ra tốt đẹp. Và giấy tờ đặt cọc cũng không cần phải công chứng nhưng vần có giá trị pháp lý trước pháp luật.
Chuẩn bị một số giấy tờ tùy thân (bản chính) cần thiết cho cả hai bên mua bán, gồm:
Với những trường hợp chủ sở hữu đất không thể trực tiếp đứng ra để thực hiện việc mua bán đất vì bất kỳ một lý do nào đó như công tác xa, đi nước ngoài… và vẫn còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thì có thể thực hiện việc ủy quyền mua bán cho một bên thứ ba thực hiện mua bán thay. Bên thứ ba này sau khi được nhận thông tin ủy quyền thì cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân cần thiết và hợp đồng ủy quyền bán theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, một số trường hợp đất sở hữu là đất được cho, tặng, thừa kế… cũng cần phải có thêm chứng từ thể hiện rõ ràng tài sản đất mua bán là đất được tặng, cho, thừa kế hoặc có văn bản thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản hợp pháp.
Hợp đồng mua bán đất là loại hợp đồng mua bán với tài sản có giá trị và đặc biệt quan trọng, cần được công chứng tại các đơn vị có uy tín và thẩm quyền theo quy định của nhà nước, thông thường là từ UBND cấp xã trở lên. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định về việc một trong hai bên tham gia vào quá trình mua bán đất là tổ chức kinh doanh bất động sản thì bắt buộc bên tổ chức này phải có văn bản chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển nhượng tương ứng hợp pháp.
Một số trường hợp mua bán đất, người mua sẽ thực hiện mua đất bằng hình thức vay tín chấp, và việc này còn tùy thuộc khá nhiều vào điều kiện tài chính của bên mua. Để có thể hợp thức hóa việc vay tín chấp này, bên mua cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ cần thiết để chứng minh tài chính. Một số loại giấy tờ có thể được yêu cầu như đơn vay thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay; một số loại giấy tờ dùng cho chứng minh thu nhập như bảng lương, hóa đơn tiền điện, tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, sao kê lương…; hợp đồng cho thuê nhà (nếu có), hợp đồng lao động…