Trong giao dịch chứng khoán có một số ngày quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm rõ. Những ngày này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Các ngày này luôn được cập nhật trên bảng tin thị trường tại các sàng giao dịch chứng khoán. Đó là những ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng và ngày thanh toán. Vì vậy, hãy cùng giải đáp những khái niệm trên thông qua bài viết dưới đây.
Thuật ngữ ngày giao dịch không hưởng quyền dùng để chỉ những cổ phiếu đang giao dịch nhưng không còn quyền gắn liền với chúng nữa vì bị loại trừ hoặc đã hết hạn sử dụng. Trong ngữ cảnh này, quyền là cơ hội mua thêm cổ phiếu của đợt phát hành mới hoặc chào bán với một mức giá nhất định.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà bất kỳ quyền nào trên cổ phiếu đã được tuyên bố, nhưng chưa được phân phối, thuộc về người bán chứ không phải người mua một cách hợp pháp. Nghĩa là khi một người bán một cổ phiếu vào hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền, quyền sẽ vẫn thuộc về người bán khi nó được phân phối. Ngược lại, nếu bán trước ngày giao dịch không hưởng quyền thì quyền sẽ thuộc về người mua.
Một doanh nghiệp công bố tạm ứng chi trả cổ tức tỷ lệ 15% (tương ứng 1.500 đồng/CP). Ngày GDKHQ là ngày 6/6 (thứ 6). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 9/6 (thứ 2).
Như vậy, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu từ ngày 6/6 trở đi thì sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức lần này. Muốn nhận cổ tức, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu trước ngày 6/6. Vì vào ngày 9/6, tất cả cổ đông có tên trong sổ đăng ký mới nhận được quyền nhận cổ tức trên.
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày chốt danh sách cổ đông sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền của cổ đông.
Tại ngày chốt danh sách, cổ đông có tên trong danh sách sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận, cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc liền sau Ngày giao dịch không hưởng quyền. Theo quy định, thời hạn thanh toán là T+2 đối với các giao dịch bình thường. Tức là sau 02 ngày làm việc, thì chứng khoán hoặc tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.
Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu trước hoặc sau Ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách) thì sẽ không có tên trong danh sách, vì giao dịch chưa được thanh toán, nên nhà đầu tư sẽ không được hưởng quyền.
Ngày thanh toán là ngày giao dịch cuối cùng, và người mua phải thanh toán cho người bán, khi người bán giao tài sản cho người mua.
Ngày thanh toán cho cổ phiếu và trái phiếu thường là 02 ngày làm việc sau ngày thực hiện (T+2). Đối với các quyền chọn và chứng khoán của chính phủ, đó là ngày làm việc tiếp theo (T+1).
Trong giao dịch ngoại hối giao ngay, ngày thanh toán là 02 ngày làm việc sau ngày giao dịch. Hợp đồng quyền chọn và các công cụ phái sinh khác cũng có ngày thanh toán ngoài ngày hết hạn của hợp đồng. Ngày thanh toán cũng có thể đề cập đến ngày thanh toán quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Ngày thanh toán được hiểu như sau:
- Các nhà đầu tư sẽ phải chờ giao chứng khoán cụ thể, dưới dạng chứng chỉ thực tế và sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng khoán đó.
- Thị trường tài chính quy định số ngày làm việc sau giao dịch mà một công cụ tài chính hoặc chứng khoán phải được thanh toán và giao hàng.
- Độ trễ giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán phải theo thỏa thuận đã được xác nhận trước đó, bằng cách giao hàng thực tế.
- Vì thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá có thể dao động, các nhà quản lí thị trường đã thiết lập một khoảng thời gian mà tại thời điểm đó, chứng khoán và tiền mặt phải được giao.
- Hầu hết các cổ phiếu và trái phiếu thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc sau ngày giao dịch, được gọi là T+2.
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu và các quyền chọn sẽ thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo.
- Giao dịch ngoại hối giao ngay thường giải quyết hai ngày làm việc sau ngày thực hiện.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HƯNG THỊNH Trụ Sở 1: 53 Trần Quốc Thảo, P.7, Q.3, TP.HCM |