Trong đầu tư bất động sản luôn có một khái niệm thường được nhắc đến là vị trí đắc địa. Những địa điểm này gần như hội tụ đủ những yếu tố về “thiên thời, địa lợi”, giúp cho gia chủ ăn nên làm ra và có được sự hanh thông trong vận hành công việc kinh doanh. Để chọn được những vị trí đắc địa này không phải đơn giản mà cần những người có đầy đủ hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu rõ khái niệm vị trí đắc địa là gì? chìa khóa lợi thế trong đầu tư bất động sản, sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh trong tương lai.
Theo quan niệm trong phong thủy thì đắc địa là địa điểm có vị trí tốt, hội tụ những yếu tố mang đến sự phát triển thịnh vượng. Vị trí đắc địa có nhiều thuận lợi với sự thu hút nhiều nhà đầu tư, khách hàng… để cùng hướng đến những lợi ích thiết thực và tốt nhất.
Để đánh giá bất động sản có vị trí đắc địa hay không cần dựa trên một số yếu tố cơ bản nhất định, giúp nhận định tốt khả năng phát sinh lợi nhuận. Những vị trí đắc địa sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn như thuận tiện cho thuê, chuyển nhượng, thanh khoản linh hoạt và nhanh chóng theo thời gian thực.
Đầu tiên để đánh giá một dự án bất động sản có vị trí đắc địa hay không cần phải dựa vào việc hạ tầng tiện ích khu vực đó như thế nào. Hạ tầng tiện ích bao gồm các nhu cầu sử dụng thiết yếu như hệ thống đường, điện, trường học, y tế, trạm xe công cộng, khu vui chơi giải trí, chợ hay siêu thị…
Những tiện ích này phải thật sự tốt và ổn định nhầm năng cao trải nghiệm tốt nhất.
Một vị trí bất động sản đắc địa nhất định phải nằm trong dự án quy hoạch rõ ràng về phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, dân cư… với giá trị cao và đặc biệt nổi trội so với nhiều dự án đang có mặt trên thị trường.
Thực tế cho thấy rằng những khu vực bất động sản được xây dựng ven sông, gần công viên… thường có giá trị rất cao. Động thái này cho thấy khách hàng khá ưa chuộng những dự án có sự thiên nhiên hóa cao, phục vụ tốt nhất nhu cầu của họ cả về ở, làm việc và giải trí, thư giãn.
Những dự án ở những khu vực gần với thiên nhiên, sông nước này đang được săn đón khá tích cực và chưa có dấu hiệu dừng lại ít nhất trong nhiều năm tới.
Lựa chọn được vị trí đắc địa trong kinh doanh không hề đơn giản, cần có chiến lược và thực hiện lâu dài mới cho được kết quả tốt nhất.
Sẽ có nhiều yếu tố giúp cấu thành nên việc lựa chọn vị trí đắc địa trong kinh doanh như:
Thực tế cho thấy việc lựa chọn vị trí để kinh doanh không nhất thiết phải lựa chọn những khu vực trung tâm hay động dân cư. Cần xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới, lựa chọn những khu vực có nhiều đối tượng khách hàng này đang sinh sống là giải pháp tối ưu để lựa chọn vị trí đắc địa.
Ngay cả lựa chọn những vị trí trung tâm, đông dân cư như đối tượng khách hàng không phù hợp thì khả năng tiếp xúc khách hàng không cao, lợi nhuận là một vấn đề nan giải. Lựa chọn đối tượng khách hàng đúng sẽ giúp tiếp chọn được vị trí phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tiếp xúc với những khách hàng tiềm năng, từ đó nâng cao cơ hội làm việc với khách hàng, biến động lợi nhuận cũng khả quan hơn rất nhiều.
Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến trước khi quyết định vị trí đặt văn phòng. Nếu doanh nghiệp của bạn thiên về sản xuất công nghiệp và khách hàng là những nhà phân phối, thì thị trấn hoặc ngoại ô sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.
Việc xác định loại hình hoạt động của doanh nghiệp cũng rất cần thiết cho vấn đề lựa chọn vị trí đắc địa. Với những doanh nghiệp chuyển về buôn bán sẽ chú trọng nhiều hơn các vị trí chợ, trung tâm đông đú để dễ tiêu thụ hàng hóa. Những doanh nghiệp chuyên về sản xuất sẽ đặt tại những vị trí thuận tiện cho việc mua các nguồn cung, cụ thể là gần các nhà cung cấp.
Lựa chọn một vị trí được cho là đắc địa phải thỏa mãn một điều kiện quan trọng là cơ sở hạ tầng. Những khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển, dễ dàng lưu thông, có nhiều tiện ích xung quanh… sẽ có nhiều lợi thế kinh doanh hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư thêm cơ sở hạ tầng phù hợp với doanh nghiệp nhất để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và hoạt động, lưu thông thuận tiện. Đầu tư cơ sở hạ tầng tỉ lệ thuận với phát triển kinh doanh và thu hồi lợi nhuận.
Với mục đích sử dụng làm nhà ở thì không quá quang trọng về yếu tố vị trí đắc địa. Thường sẽ tập trung vào những lợi ích phục vụ thuận tiện cuộc sống sẽ được ưu tiên hàng đầu như hệ thống cơ sở hạ tầng, môi trường sống…
Nhìn chung khi lựa chọn nhà ở, một điều đáng lưu ý là phong thủy của ngôi nhà và tuoir của gia chủ. Điều này ảnh hưởng không ích đến lợi ích, sự nghiệp và hạnh phúc… của gia đình.